5 điều ba mẹ cần làm giúp con vượt áp lực đồng trang lứa
Hiện thực cấp bách của việc giúp con vượt áp lực đồng trang lứa nằm ở tác động sâu sắc mà loại áp lực này có thể gây ra lên tâm lý và hành vi của trẻ. Trong xã hội ngày nay, khi mạng xã hội và các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ, trẻ em và thanh thiếu niên phải đối mặt với những tiêu chuẩn không thực tế về vẻ bề ngoài, thành tích học tập, phong cách sống, và sự thành công.
Áp lực từ việc muốn “hòa nhập” hoặc “nổi bật” giữa bạn bè có thể dẫn đến sự lo lắng, trầm cảm, hoặc thậm chí những hành vi tiêu cực như gian lận, bạo lực, hay bỏ học. Vậy trên góc độ ba mẹ, chúng ta cần phải làm gì để giúp con vượt áp lực đồng trang lứa?
Áp lực đồng trang lứa là gì?

Nói đơn giản, đó chính là cảm giác tự ti của bản thân các con khi không đạt được những điều giống với bạn bè xung quanh. Áp lực đồng trang lứa xảy ra hầu hết ở mọi lứa tuổi, ngay từ khi chúng ta bắt đầu đi học, mở rộng mối quan hệ của mình cho tới khi ta già đi.
Khi con còn là những đứa trẻ, áp lực có thể xảy ra với sự so sánh điểm số ở trường học. Khi con bắt đầu lao vào công việc, mức lương nhận được hàng tháng lại trở thành một tiêu chí để đánh giá sự thành công, áp lực lại càng tăng thêm. Tuy nhiên, áp lực đồng trang lứa không chỉ là điều tiêu cực cho con, nếu ba mẹ giúp con đúng cách có thể biến áp lực trở thành động lực để tiến lên.
Nguyên nhân trẻ em ngày nay gặp áp lực đồng trang lứa nặng nề và tiêu cực
Kỳ vọng quá lớn của gia đình

Khi ba mẹ và gia đình đặt ra những kỳ vọng quá cao, con sẽ cảm thấy bị áp lực khi phải nỗ lực rất nhiều để đáp ứng những kỳ vọng đó. Điều này có thể dẫn đến việc con chúng ta cố gắng quá sức, thậm chí gây hại cho bản thân.
Sự so sánh
Sự so sánh là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra áp lực đồng trang lứa. Khi thấy bạn bè con có những điểm tốt hơn, con thường cảm thấy tự ti và muốn thay đổi bản thân để được như họ. Sự so sánh có thể xảy ra ở mọi khía cạnh của cuộc sống, từ ngoại hình, học tập, công việc, đến sở thích, lối sống.
Sự cạnh tranh trong học tập và làm việc
Sự cạnh tranh trong học tập và làm việc cũng là một yếu tố góp phần tạo nên áp lực đồng trang lứa. Trong cuộc sống hiện đại, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là trong lĩnh vực học tập và làm việc. Điều này khiến con luôn cảm thấy phải nỗ lực hơn rất nhiều để không bị bỏ lại phía sau.
Sự thiếu tự tin về bản thân
Khi trải qua cảm giác mông lung hoặc ngờ vực về bản thân, các con thường có xu hướng nhìn vào bạn bè xung quanh để tìm sự công nhận cho bản thân mình. Điều này có thể khiến con tham gia vào những hoạt động mà thông thường con sẽ không làm để đổi lấy sự chấp nhận từ bạn bè và lấp đầy cảm giác thiếu tự tin ở bản thân mình.
> Đăng ký học miễn phí chương trình Tìm Về Chính Mình, để có những kiến thức nuôi dạy con chuẩn chỉnh.
5 điều ba mẹ cần làm để giúp con vượt áp lực đồng trang lứa, biến áp lực thành động lực
Xây dựng cho con sự tự tin từ khi còn nhỏ
Sự tự tin giúp con có khả năng chống lại những ảnh hưởng tiêu cực, đưa ra được các quyết định an toàn – sáng suốt để tránh những người và tình huống không phù hợp với mình. Bố mẹ có thể xây dựng sự tự tin của con bằng cách ghi nhận và khen ngợi những cố gắng của con; khuyến khích con thử sức với những điều mới có thể mang lại thành công; và động viên con tiếp tục cố gắng ngay cả khi mọi thứ đang thật khó khăn.
Vừa chỉ cho con cách thể hiện sự tự tin của bản thân, bố mẹ cũng đừng quên trở thành hình mẫu cho sự tự tin để con có thể học hỏi. Vượt qua được áp lực đồng trang lứa.
Chấp nhận những lựa chọn của con
Đừng bắt một con cá phải leo cây rồi dán nhãn cho con là yếu kém, thua bạn bè. Chấp nhận mỗi người có một ưu điểm vượt trội riêng, cho con quyền được lựa chọn đi theo điểm mạnh mà con vốn có.
Giúp con tạo dựng lòng trắc ẩn với bản thân
Lòng trắc ẩn với bản thân chính là đối xử với chính mình một cách ấm áp, quan tâm, bao dung và thấu hiểu. Khi con biết yêu thương chính mình sẽ dễ dàng hơn để các bạn ấy xử lý những lo âu, căng thẳng liên quan đến áp lực đồng trang lứa.
Việc bố mẹ giúp các bạn trẻ cảm thấy rằng mình luôn được yêu thương, chấp nhận và an toàn, là rất quan trọng và là yếu tố then chốt để con hình thành nên lòng trắc ẩn với bản thân.
Duy trì kết nối với con

Bố mẹ duy trì kết nối thông qua những cuộc trò chuyện cởi mở, khách quan, giúp con cảm thấy mình có thể tìm đến bố mẹ để nói chuyện, tâm sự và tìm sự giúp đỡ bất cứ lúc nào con cảm thấy không ổn.
Khuyến khích con mở rộng mối quan hệ tích cực
Có bạn bè và cảm thấy được kết nối với một nhóm bạn, sẽ mang lại cho con cảm giác thuộc về và được đánh giá cao. Điều này giúp con phát triển sự tự tin cùng các kỹ năng xã hội cần thiết khác. Vì thế, ngoài bạn bè ở trường học, bố mẹ có thể giúp con mở rộng mạng lưới xã hội tích cực, bằng cách để con tham gia vào các câu lạc bộ bên ngoài, các chương trình thể thao, hoạt động gia đình, thiện nguyện… Khi đó, con chắc chắn sẽ có nhiều lựa chọn và nguồn hỗ trợ nếu tình bạn ở đâu đó gặp trục trặc.
> Đăng ký học miễn phí chương trình Tìm Về Chính Mình, để có những kiến thức nuôi dạy con chuẩn chỉnh.