Ba mẹ không nói chuyện được với con? – 5 lỗi cha mẹ thường mắc khi trò chuyện với con
Ba mẹ không nói chuyện được với con? Ba mẹ có bao giờ hỏi con: ‘Hôm nay ở trường thế nào?’ mà chỉ nhận được câu trả lời ngắn gọn như ‘Bình thường’ hoặc ‘Không có gì đặc biệt’ không?” Nếu ba mẹ từng gặp tình huống này, đừng lo lắng! Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 5 lỗi phổ biến khiến con không muốn chia sẻ và cách khắc phục để ba mẹ có thể kết nối với con tốt hơn.
>> Đăng ký học miễn phí chương trình Tìm Về Chính Mình, để có những kiến thức nuôi dạy con chuẩn chỉnh.
1. 5 lỗi chính mà ba mẹ thường gặp khi nói chuyện cùng con
Lỗi 1. Hỏi nhưng không thực sự lắng nghe
Khi ba mẹ hỏi con một câu gì đó nhưng lại vừa làm việc khác như nấu ăn, xem điện thoại hoặc bận rộn với công việc. Con có cảm giác như lời nói của mình chỉ là một phần phụ trong dòng suy nghĩ của ba mẹ. Điều này khiến con cảm thấy mình không được quan tâm một cách trọn vẹn, như thể ba mẹ hỏi chỉ để có câu trả lời chứ không thực sự muốn lắng nghe.
Lúc đó, con có thể nhận thấy ba mẹ không nhìn vào mắt con, không dừng lại để nghe con nói. Hoặc phản hồi một cách hời hợt, như chỉ “ừ” hoặc gật đầu mà không thật sự để ý đến nội dung con chia sẻ. Điều này khiến con cảm thấy hụt hẫng, như thể những suy nghĩ và cảm xúc của con không quan trọng. Dần dần, con mất đi mong muốn trò chuyện, vì con nghĩ rằng dù có nói ra cũng không được lắng nghe một cách thực sự.
Con hiểu rằng ba mẹ có nhiều việc phải làm, nhưng con cũng mong khi con cần chia sẻ điều gì đó, ba mẹ có thể dành một chút thời gian lắng nghe con một cách nghiêm túc, để con cảm nhận được sự quan tâm thật sự. Khi ba mẹ tập trung vào con, dù chỉ trong một vài phút ngắn ngủi, con sẽ cảm thấy được tôn trọng, được yêu thương và có động lực để chia sẻ nhiều hơn.
>>>Cách khắc phục: Khi nói chuyện với con, dừng mọi việc lại, nhìn vào mắt con, gật đầu hoặc phản hồi để con cảm thấy được lắng nghe.
Lỗi 2. Hỏi những câu đóng, dễ khiến con cụt hứng
“Hôm nay có gì vui không?” – “Không có gì.”
“Ở lớp thế nào?” – “Bình thường.”
Khi ba mẹ đặt những câu hỏi cụt, con cũng sẽ trả lời cụt. Cuộc trò chuyện của ba mẹ cũng nhanh chóng kết thúc. Đây chính là một lỗi sai lầm phổ biến khiến ba mẹ không nói chuyện được với con?
>>> Cách khắc phục: Đặt câu hỏi mở như:
- “Hôm nay có điều gì làm con ngạc nhiên không?”
- “Nếu chấm điểm ngày hôm nay từ 1-10, con sẽ chấm bao nhiêu? Vì sao?”
- “Hôm nay con có cười nhiều không? Điều gì khiến con vui nhất?”
Lỗi 3. Luôn “phán xét” làm ba mẹ không nói chuyện được với con
Khi con kể với ba mẹ rằng con bị điểm thấp hoặc bị bạn bè trêu chọc, con mong muốn được lắng nghe, an ủi và tìm cách giải quyết vấn đề. Nhưng thay vì nhận được sự thấu hiểu, con lại bị mắng hoặc chỉ trích ngay lập tức. Những lời trách móc như “Tại sao con không cố gắng hơn?”, “Con làm gì mà để bạn bè trêu chọc?” hoặc “Ba mẹ đã nói con bao nhiêu lần rồi?” khiến con cảm thấy buồn và tủi thân.
Điều này làm con dần dần hình thành nỗi sợ khi muốn chia sẻ những chuyện không vui. Con sợ rằng nếu con nói ra, ba mẹ sẽ không giúp con mà chỉ khiến con cảm thấy tệ hơn. Vì vậy, con chọn cách im lặng, giấu đi cảm xúc của mình và không muốn kể chuyện thật nữa. Con sợ bị phán xét, sợ bị so sánh và đặc biệt là sợ bị la.
Khi con không thể chia sẻ với ba mẹ, con cảm thấy cô đơn và lạc lõng. Con không biết tìm ai để giãi bày, và có thể con sẽ tự tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng tiêu cực. Con mong ba mẹ có thể lắng nghe con một cách bình tĩnh, đặt mình vào vị trí của con để hiểu con đang cảm thấy thế nào, thay vì vội vàng trách móc. Nếu ba mẹ có thể nhẹ nhàng động viên và giúp con tìm cách cải thiện, con sẽ cảm thấy an toàn hơn khi tâm sự và tin tưởng rằng dù có chuyện gì xảy ra, con vẫn luôn có ba mẹ ở bên.
>>> Cách khắc phục: Giữ bình tĩnh, hỏi con cảm thấy thế nào và cùng con tìm giải pháp thay vì chỉ trách móc.
Lỗi 4. Hay cắt ngang, giảng đạo, đưa ra giải pháp ngay lập tức
Khi con kể với ba mẹ về một chuyện buồn, con mong muốn được lắng nghe, được thấu hiểu và được chia sẻ cảm xúc. Nhưng thay vì đồng cảm với con, ba mẹ lại ngay lập tức đưa ra lời khuyên hoặc chỉ dạy con phải làm gì vào lần sau, chẳng hạn như: “Lần sau con nên làm thế này…” hoặc “Con cần rút kinh nghiệm và đừng để chuyện này lặp lại”.
Những lời khuyên này có thể đúng, nhưng khi con đang buồn, điều con thực sự cần không phải là một giải pháp ngay lập tức, mà là sự đồng cảm và an ủi. Khi ba mẹ vội vàng hướng con đến cách giải quyết mà không để ý đến cảm xúc của con, con có cảm giác như ba mẹ chỉ muốn dạy bảo chứ không thực sự quan tâm đến những gì con đang trải qua.
>>> Cách khắc phục: Đồng cảm trước, giải pháp sau. Ví dụ: “Mẹ hiểu con đang buồn vì chuyện này, con có muốn mẹ giúp gì không?”
Lỗi 5. Chỉ hỏi chuyện học hành mà bỏ quên cảm xúc của con
Nhiều ba mẹ chỉ hỏi: “Hôm nay con có làm bài tập chưa?” “Được mấy điểm?” Khi chỉ tập trung vào thành tích, con cảm thấy áp lực và không muốn chia sẻ những điều khác.
>>> Cách khắc phục: Hỏi về cảm xúc, sở thích của con, như:
- “Hôm nay có chuyện gì làm con vui nhất?”
- “Để tâm đến những trend mới, những nhân vật mới, bộ phim mới mà các con đang quan tâm?”
Các bước thay đổi thái độ giữa ba mẹ và con tuổi teen – Ba mẹ không nói chuyện được với con?
Tuy nhiên, đối với những bạn tuổi teen, mười mấy năm bố mẹ đã nói chuyện với các bạn theo kiểu đó, làm sao để con thích nghi với sự thay đổi của bố mẹ?
Bước 1. Thừa nhận lỗi lầm và xin lỗi chân thành
Ba mẹ có thể mở lời: “Mẹ nhận ra trước đây mẹ thường chỉ tập trung vào chuyện học của con mà quên hỏi con cảm thấy thế nào. Mẹ xin lỗi vì điều đó.”
Điều này giúp con cảm thấy được tôn trọng và có thể mở lòng hơn.
Bước 2. Kiên trì và tạo sự nhất quán trong thay đổi
Đừng mong con sẽ lập tức thay đổi và trò chuyện nhiều hơn ngay.
Đừng quá dồn dập hỏi han con quá mức, hãy cứ thay đổi từng chút một. Chỉ cần hôm nay, khi con nói chuyện một vấn đề gì đó rất nhỏ, ba mẹ dừng lại lắng nghe con, không phán xét. Ba mẹ cần duy trì cách giao tiếp mới trong thời gian dài để con thấy sự chân thành.
Bước 3. Dành thời gian riêng tư để kết nối
Những khoảnh khắc như cùng đi dạo, cùng ăn tối không thiết bị điện tử sẽ giúp con cảm thấy an toàn để trò chuyện.
Bước 4. Lắng nghe mà không phán xét
Hãy để con nói hết mà không chen ngang hoặc đưa ra lời khuyên ngay lập tức.
Nếu con chia sẻ khó khăn, thay vì vội đưa lời khuyên, ba mẹ có thể nói: “Mẹ hiểu chuyện này khó với con. Con muốn mẹ làm gì để giúp con không?”
Bước 5. Thể hiện sự quan tâm chân thành, không ép buộc
Nếu con chưa sẵn sàng chia sẻ, hãy kiên nhẫn. Một cái ôm, một câu “Mẹ luôn ở đây nếu con muốn nói chuyện” cũng có thể tạo cảm giác an toàn cho con.
Ba mẹ không nói chuyện được với con? Chủ yếu là cách chúng ta đã giao tiếp với con sai lệch trong rất nhiều năm. Vì vậy ba mẹ hãy thử thay đổi cách nói chuyện với con nhé. Không thể nhanh được, mọi thứ đều cần phải có thời gian để thay đổi. Bối rối là bước đầu của sự đổi thay, cố lên ba mẹ nhé.
>> Đăng ký học miễn phí chương trình Tìm Về Chính Mình, để có những kiến thức nuôi dạy con chuẩn chỉnh.
>> 5 Tư Duy Thịnh Vượng Ngay Từ Đầu Năm Cần Gieo Hạt Cho Con