5 Bước Đặt Ranh Giới Kỷ Luật Mà Không Làm Con Tiêu Cực
Làm sao để Kỷ Luật Mà Không Làm Con Tiêu Cực? Sự kỷ luật có thể làm cha mẹ và con cái ngày càng xa cách nếu không được thực hiện đúng cách. Nguyên nhân chính nằm ở cách cha mẹ thực hiện kỷ luật – khi nó mang tính áp đặt hơn là hướng dẫn, khi cha mẹ chỉ tập trung vào việc sửa sai mà quên đi cảm xúc của con.
5 Bước Đặt Ranh Giới Kỷ Luật Mà Không Làm Con Tiêu Cực

Rất nhiều ba mẹ để lại tin nhắn và cmt trên trang của mẹ Hệ rằng: “Dạy con không đòi roi, dạy con bằng lời nói nhẹ nhàng, khuyên bảo là không thể nào thành công.
Mẹ Hệ gặp rất nhiều bình luận như sau: “Con em phải dùng “quy tắc bàn tay phải” (là phải tát, phải đánh) thì con mới nghe lời. Chứ nói nhẹ nhàng nó leo lên đầu mình nó ngồi luôn. Nhưng mà đánh con, hay bắt ép con làm cho cha mẹ và con không còn nói chuyện với nhau được nữa”
Có ba mẹ nào ở đây cũng gặp trường hợp đó không?”
Sự kỷ luật có thể làm cha mẹ và con cái ngày càng xa cách nếu không được thực hiện đúng cách. Nguyên nhân chính nằm ở cách cha mẹ thực hiện kỷ luật – khi nó mang tính áp đặt hơn là hướng dẫn, khi cha mẹ chỉ tập trung vào việc sửa sai mà quên đi cảm xúc của con.
Một trong những lý do khiến kỷ luật gây khoảng cách là khi cha mẹ nhầm lẫn giữa kỷ luật và kiểm soát. Hầu hết các ba mẹ đặt ra các quy tắc nghiêm khắc nhưng không giải thích lý do, chỉ yêu cầu con tuân theo. Điều này khiến con cảm thấy mất tự do, không được tôn trọng ý kiến và dần nảy sinh tâm lý chống đối hoặc xa cách. Khi con cảm thấy cha mẹ không lắng nghe mình, chúng sẽ ít chia sẻ hơn, dần dần mất đi sự kết nối ban đầu.
1. Những sai lầm mà ba mẹ đang gặp phải khi thiết lập ranh giới kỷ luật với con
- Cấm đoán mà không giải thích → Con cảm thấy bị áp đặt.
- Ra lệnh thay vì trò chuyện → Con không hiểu lý do, dễ chống đối.
- Không nhất quán trong nguyên tắc → Hôm nay cho phép, ngày mai cấm khiến con bối rối. Hoặc bố thì cho phép, mẹ thì cấm hoặc ngược lại.
- Dùng hình phạt thay vì hướng dẫn → Con sợ hãi nhưng không hiểu bài học thực sự.
2. Cách đặt ranh giới kỷ luật mà con vẫn cảm thấy được tôn trọng
1️⃣ Giao tiếp thay vì ra lệnh
Khi đặt ra quy tắc, cha mẹ thường có xu hướng nói “Không được! Hoặc “Mẹ Cấm” để ngăn chặn hành vi không mong muốn. Tuy nhiên, nếu chỉ nói như vậy mà không giải thích lý do, con sẽ cảm thấy bị áp đặt và không hiểu tại sao mình phải làm theo. Điều này có thể dẫn đến sự chống đối hoặc làm con ngày càng xa cách.

Thay vì chỉ ra lệnh, cha mẹ có thể dùng cách giao tiếp mềm mỏng hơn, giúp con hiểu rõ vấn đề và dễ dàng chấp nhận quy tắc. Một cách hiệu quả là sử dụng câu: “Mẹ hiểu con muốn…, nhưng mẹ lo lắng rằng…”. Câu nói này thể hiện sự thấu hiểu mong muốn của con, đồng thời nhẹ nhàng giải thích lý do vì sao cha mẹ đặt ra giới hạn.
Ví dụ:
- Thay vì nói: “Không được chơi điện thoại nữa!”
- Hãy thử: “Mẹ hiểu con muốn xem thêm video, nhưng mẹ lo lắng rằng nếu con ngủ trễ, ngày mai con sẽ rất mệt và khó tập trung học.”
Hoặc:
- Thay vì nói: “Không được đi chơi khuya!”
- Hãy thử: “Mẹ hiểu con muốn đi chơi với bạn lâu hơn, nhưng mẹ lo lắng rằng về muộn sẽ nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của con.”
2️⃣ Cho con quyền lựa chọn trong giới hạn
- Ví dụ: “Con muốn làm bài tập trước hay dọn phòng trước?”
- Giúp con có trách nhiệm thay vì cảm thấy bị ép buộc.
Khi đặt ra quy tắc, nếu cha mẹ chỉ yêu cầu con làm một việc theo ý mình, con có thể cảm thấy bị ép buộc, mất quyền kiểm soát và dễ phản ứng tiêu cực. Tuy nhiên, nếu cha mẹ cho con quyền lựa chọn trong giới hạn, con sẽ cảm thấy mình có tiếng nói và có trách nhiệm hơn với quyết định của mình.
Khi trẻ có quyền lựa chọn, chúng sẽ học cách ra quyết định, chịu trách nhiệm với sự lựa chọn của mình và ít phản kháng hơn. Quan trọng là cha mẹ phải giới hạn lựa chọn trong phạm vi hợp lý, tránh để con chọn những điều không phù hợp (ví dụ: “Con muốn làm bài tập hay chơi game?”).
3️⃣ Giữ bình tĩnh khi con phản ứng
- Không quát mắng, không tranh cãi.
- Dùng giọng điệu bình tĩnh, thể hiện sự kiên định.
4️⃣ Kỷ luật không có nghĩa là trừng phạt
Nhiều bậc cha mẹ khi nghe đến “kỷ luật” thường nghĩ ngay đến việc trừng phạt để con không tái phạm sai lầm. Tuy nhiên, kỷ luật đúng cách không phải là khiến con sợ hãi, mà là giúp con học hỏi, điều chỉnh hành vi một cách tích cực. Khi kỷ luật trở thành trừng phạt, con có thể vâng lời trong ngắn hạn nhưng về lâu dài lại mất đi sự kết nối với cha mẹ, thiếu trách nhiệm và thậm chí có thể chống đối ngầm.
Ví dụ, nếu con làm rơi ly nước và bị la mắng: “Con hậu đậu quá, cấm con uống nước ở đây nữa!”, con có thể sợ hãi nhưng không thực sự hiểu phải cẩn thận như thế nào. Thay vì thế, cha mẹ có thể nói: “Lần sau con nên đặt ly nước ở vị trí chắc chắn hơn để tránh bị đổ nhé.” Như vậy, con sẽ học được cách sửa lỗi thay vì chỉ thấy sợ bị trách phạt.
- Nếu con mắc lỗi, hãy giúp con hiểu hậu quả tự nhiên thay vì chỉ phạt.
- Ví dụ: Nếu con không làm bài tập → Giáo viên sẽ nhắc nhở, con sẽ bị ảnh hưởng điểm số.
5️⃣ Nhất quán và đồng lòng giữa ba mẹ

Một trong những lý do khiến trẻ không tuân theo quy tắc là vì cha mẹ không nhất quán trong cách dạy con. Nếu ba và mẹ có quan điểm khác nhau, con sẽ cảm thấy bối rối, thậm chí tìm cách “lách luật” bằng cách chọn theo người dễ dãi hơn. Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả kỷ luật mà còn ảnh hưởng đến sự tôn trọng của con đối với cha mẹ.
Nhất quán không có nghĩa là cứng nhắc. Nếu có trường hợp đặc biệt (ví dụ, con được thức khuya hơn vào dịp đặc biệt), ba mẹ nên cùng nhau đưa ra ngoại lệ và giải thích lý do cho con. Điều này giúp con hiểu rằng quy tắc không phải là áp đặt vô lý mà có thể điều chỉnh khi cần thiết.
>> Đăng ký học miễn phí chương trình Tìm Về Chính Mình, để có những kiến thức nuôi dạy con chuẩn chỉnh.
>> 5 Tư Duy Thịnh Vượng Ngay Từ Đầu Năm Cần Gieo Hạt Cho Con